Giải mã sinh lý bệnh học vẩy nến.

 

- Bệnh vẩy nến là một trong những bệnh về da mãn tính rất khó điều trị, những phương pháp điều trị vẩy nến hiện nay chỉ nhằm hạn chế sự phát triển của bệnh, làm sạch thương tổn, với mưu cầu kéo dài thời gian tái phát của bệnh. 

 

- Chữa bệnh vẩy nến nếu không đúng cách có thể làm cho tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, sẽ ngày càng gặp khó khăn trong quá trình điều trị. 

 

I. HIỂU VỀ BỆNH VẨY NẾN.

 

- Vẩy nến là một bệnh da mạn tính thường gặp do viêm và chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Tỷ lệ bệnh chiếm 2-3% dân số thế giới, 5% dân số châu Âu, 2% dân số châu Á và châu Phi, xấp xỉ 10% tổng số các bệnh nhân đến khám ở các phòng khám  Da liễu. Nam gặp nhiều hơn nữ, người lớn nhiều hơn trẻ em.

 

- Bệnh phát thành từng đợt, có khi tăng giảm theo mùa.Những năm gần đây, số người mắc bệnh vảy nến ngày một gia tăng. Đây là một bệnh lành tính, thường không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

 

- Bệnh vảy nến có thương tổn đặc trưng là mảng da màu đỏ, giới hạn rõ, bề mặt có vảy trắng, dễ bong tróc, thường xuất hiện ở da đầu, đầu gối, cùi chỏ và thân mình. Thương tổn cũng có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể như móng tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng sinh dục và mặt... 

 

II/. BỆNH HỌC VẨY NẾN.

 

1/. Nguyên Nhân :

 

Tây Y vẫn rất mù mờ về nguyên nhân sinh ra vẩy nến, nên thực chất thì Tây Y xem vẩy nến là bệnh nan y, không có thuốc chữa. Họ tin rằng vẩy nến là do rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì, nhưng cho đến nay vẫn chưa khẳng định rõ ràng nguyên nhân đó. 

 

Vẩy nến hiện nay được xem như có liên quan đến đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và dấu ấn của cytokine.Theo y văn Bệnh vẩy nến là một bệnh miễn dịch qua trung gian tế bào ảnh hưởng đến da. Nó xảy ra khi hệ thống miễn dịch sai lầm vì thế các tế bào da như một tác nhân gây bệnh, và đã gửi ra tín hiệu bị lỗi đó gây ra sản xuất quá mức các tế bào da mới. 

 

Y Học thống kê cho biết chắc chắn có 2 yếu tố sau đây làm nên cơ chế sinh ra vẩy nến:

 

a/. Yếu tố di truyền:

 

Khoảng 30% bệnh nhân có yếu tố gia đình (cha, mẹ, anh chị em ruột hoặc họ hàng trực hệ); 70% các cặp song sinh cùng mắc. Các nghiên cứu chỉ ra các kháng nguyên HLAW6, B13, B17, DR7 liên quan đến vẩy nến da và khớp. Có hai kiểu bệnh rõ ràng trong vẩy nến: kiểu khởi phát sớm và kiểu khởi phát muộn. Vẩy nến khởi phát sớm thường gặp ở độ tuổi 16-22. Loại này có diễn tiến bất ổn và khuynh hướng lan rộng toàn thân. Loại này có liên quan mạnh đến tính di truyền. Trái lại, vẩy nến khởi phát muộn thường gặp ở độ tuổi 57-60. Loại này thường nhẹ và khu trú. Loại này thường ít có liên quan mạnh với tính di truyền như loại khởi phát sớm.

 

b/. Yếu tố ngoại sinh:

 

Nhiều yếu tố môi trường cũng góp phần trong sinh bệnh học của vẩy nến. Các yếu tố ngoại sinh như chấn thương, stress, bỏng nắng, phẫu thuật, thuốc và nhiễm trùng làm khởi phát bệnh ở những người có sẵn yếu tố di truyền tiềm tàng. Các yếu tố này còn làm bệnh nặng thêm hoặc tái phát nặng nề.

 

Dựa vào 2 yếu tố trên người ta chia bệnh vẩy nến thành 2 tip:

 

- Vảy nến típ 1 có di truyền

 

- Vảy nến típ 2 không di truyền

 

III/. SINH LÝ BỆNH HỌC VẨY NẾN

 

1/. Sinh học vẩy nến.

 

- Tên bệnh vẩy nến Psoriasis là từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là "tình trạng ngứa".- 

 

- Bệnh vẩy nến không lây nhiễm. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng  Tuy nhiên, bệnh vẩy nến có liên quan đến tăng nguy cơ đột quỵ, và điều trị lipid trong máu cao có thể dẫn đến cải thiện tình trạng bệnh. 

 

Có năm dạng bệnh vẩy nến:. 

 

* Mảng bám, 

 

* guttate, 

 

* nghịch đảo , 

 

* mụn mủ, và 

 

* erythrodermic. 

 

Dạng phổ biến nhất, mảng bám bệnh vẩy nến, thường được xem là sắc màu đỏ và trắng của các bản vá lỗi có vảy xuất hiện trên các lớp đầu tiên trên cùng của lớp biểu bì da. , Tuy nhiên, một số bệnh nhân vẩy nến không có dấu hiệu hoặc triệu chứng về da. 

 

Biệt lệ : Một thể vẩy nến đặc biệt ở trên lưỡi, gọi là VIÊM LƯỠI BẢN ĐỒ, hay gặp ở các bệnh nhân viêm da cơ địa, hen phế quản, viêm mũi dị ứng, vảy nến nhưng đặc biệt hay gặp ở những người bình thường nhưng có thể trạng nóng trong âm huyết không đủ, dinh dưỡng thiếu hụt. 

 

2/. Sinh bệnh học Vẩy nến :

 

Sinh bệnh học bệnh vảy nến đến nay vẫn chưa sáng tỏ hoàn toàn. Nhưng đa số tác giả cho rằng bệnh vảy nến là một bệnh có cơ chế tự miễn. Bệnh tự miến là rối loạn hệ miễn dịch làm cho sự nhận biết “ta hay không phải ta” không bình thường và cơ thể tạo kháng thể chống lại ngay chính tế bào, tổ chức, cơ quan của bản thân mình và gây nên những bệnh cảnh lâm sàng tương ứng với tế bào, tổ chức cơ quan bị tổn thương.

 

Người ta chia ra 2 loại bệnh tự miễn dịch: 

 

Bệnh tự miễn dịch đặc hiệu cơ quan (bệnh có kháng thể đặc hiệu chống lại thành phần chính của bệnh: bạch biến có kháng thể chống tế bào melanocyte…) và 

 

Bệnh tự miễn dịch không đặc hiệu cơ quan (người bệnh có tổn thương nhiều cơ quan tổ chức do tụ sinh ra nhiều kháng thể chống lại cơ quan tổ chức đó: lupus ban đỏ hệ thống có nhiều kháng thể chống nhiều cơ quan, nên bệnh này gây tổn thương nhiều cơ quan nội tạng: gan, thận, thần kinh, da….).

 

Vẩy nến được xem như một tình trạng tăng sinh quá mức của các keratinocyte ở thượng bì dưới sự kích thích của các lymphocyte ở bì. Cơ chế chính xác và dây chuyền tương tác giữa các keratinocyte và các tế bào miễn dịch vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy các tế bào T hoạt hóa là những chất điều chỉnh miễn dịch chủ yếu trong sinh bệnh học của vẩy nến.

 

Thoạt đầu, các tế bào T hoạt hóa xâm nhập vào lớp bì ở vùng da tổn thương nhờ các phân tử kết dính tế bào và cytokine tiền viêm interleukin-8 (IL-8). Đa số tế bào T ở thượng bì là loại CD4+helper (Th CD4). Các tế bào ThCD4  bị kích hoạt bởi các tế bào nhận diện kháng nguyên. Quá trình này sản xuất ra nhiều loại cytokine. Các tế bào ThCD4 sản xuất IL-2 và interferon-y (INE-y) được gọi là tế bào Th1 và miễn dịch trung gian tế bào. Ngược lại, các tế bào T sản xuất IL-4, IL-5 và IL-10 được gọi là các thế bào Th2 và góp phần trong miễn dịch cơ thể. Các cytokime Th1 là những chất tiền viêm, còn các cytokine Th2 là những chất chống viêm. Trong vẩy nến, loại Th1 chiếm ưu thế còn Th2 ít hơn.

 

Sự kết dính và xâm nhập của tế bào T vào bì và thượng bì. Sự xâm nhập của các tế bào T ở da vào vùng viêm là một  yếu tố quan trọng của đáp ứng miễn dịch. Khi tế bào T "lăn" dọc theo tế bào nội mô mạch máu, quá trình diễn ra chậm chạp theo dòng máu do sự tương tác giữa LFA-1 trên bề mặt tế bào T và ICAM-1  trên bề mặt tế bào nội mô. Quá trình này làm gia tăng sự tiếp xúc của tế bào T và các cytokine được tiết ra bởi tế bào nội mô do các kích thích viêm. Kết quả là LFA-1 tăng ái tính với ICAM-1, có lẽ do sự  thay đổi cấu trúc LFA-1, tế bào gắn kết dạp ra  và đi xuyên qua biểu mô vào mô xung quanh. Khi tế bào T ra khỏi tiểu tĩnh mạch, chúng phản ứng với các cytokine bằng cách lôi kéo các cytokine về vùng viêm ở bì và từ đó vào thượng bì.

 

 (Nguồn Pariser, D.M - 2003)

 

IV/. CHỮA TRỊ VẨY NẾN .

 

Điều trị bệnh vẩy nến theo cơ chế bệnh sinh hiện nay là:

 

- Ngăn cản sự xâm nhập của các tế bào T hoạt hóa từ tế bào nội mô vào thượng bì và bì;

 

- Ngăn cản quá trình sản xuất cytokine Th1.

 

- Trực tiếp kháng lại các đáp ứng của cytokine Th1.

 

Điều trị tại chỗ thường được sử dụng trong vẩy nến mức độ nhẹ và trung bình. Vẩy nến mức độ trung bình và nặng có thể phải sử dụng quang trị liệu hoặc thuốc hệ thống. Thế hệ điều trị mới tập trung chủ yếu vào các mục tiêu chuyên biệt trong phản ứng miễn dịch qua trung gian tế bào.

 

Vẩy nến là bệnh do phản ứng miễn dịch gây viêm. Các thuốc ức chế miễn dịch hiện nay có CHÚT ÍT hiệu quả trong việc kiểm soát vẩy nến đến một mức độ nhất định nhưng cũng còn nhiều bất lợi như độc tính cao và dễ tái phát khi ngưng điều trị và còn những tác dụng không mong muốn nghiêm trọng như gây nhiễm độc gan, nhiễm độc thận, nhiễm độc máu và ức chế tủy.

 

Vẩy nến hiện nay vẫn chưa thể chữa trị mà chỉ làm giảm, sạch thương tổn và kéo dài thời gian tái phát. Có nhiều phương pháp điều trị và dựa vào tuổi, phái, dạng lâm sàng, vị trí tổn thương cũng như sự lan tỏa của bệnh. 

 

Vì vậy bệnh vảy nến còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục được nghiên cứu đặc biệt về sinh bệnh học. Hàng năm trên thế giới có hàng trăm đề tài nghiên cứu về các lĩnh vực khác nhau trong đó có cả nghiên cứu các sản phẩm thuốc điều trị và hỗ trợ điều trị vẩy nến.

 

👉Quý khách hàng có nhu cầu sản xuất gia các dòng sản phẩm TPCN về xương khớp, với công thức chuyên biệt, với những đề tài cấp nhà nước, cấp viện. xin vui lòng liên hệ với chúng tôi, để chúng tôi có thể tư vấn cho bạn một cách tốt nhất.
------------------ 🇻🇳 🇯🇵 ----------------

Công Ty Cổ Phần Dược LIS Việt Nam

VPGD : Liền kề 16-19 KĐT mới An Hưng, La Khê, Hà Đông,Hà Nội

Website: https://lisgroup.vn/

Điện thoại: 0942.386.863

Email: lisgroup.oem@gmail.com